10/04/2013 3:07 CH
1. Thông tin cơ quan:
Tên cơ quan: UBND xã Đạ Pal
Địa chỉ: Thôn Bình Hòa, xã Đạ Pal, huyện Đạ Tẻh, Tỉnh Lâm Đồng
Điện thoại: 0633 881 191
Email: dapal@lamdong.gov.vn
2. Công chức lãnh đạo cơ quan:
Số TT
|
Họ và tên
|
Nhiệm vụ đảm nhiệm
|
1
|
Ông Phạm Khắc Luyến
Điện thoại cơ quan: 0633881191
Điện thoại cá nhân: 0918848006
Email:
|
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã
|
2
|
Ông Nguyễn Ngọc An
Điện thoại cơ quan: 0633881191
Điện thoại cá nhân: 01626706965
Email:
|
Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã
|
3. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp xã theo luật về tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân của Quốc hội số 11/2003/QH ngày 26 tháng 11 năm 2003.
4. Thông tin tổng quan về kinh tế - xã hội của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện:
4.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và nhân lực:
Đạ Pal là xã thuộc diện đặc biệt khó khăn của tỉnh nằm ở phía tây bắc của huyên Đạ Tèh. Có tổng diện tích tự nhiên là 5201.51 ha, địa giới hành chính của xã được xác định:
Phía bắc giáp huyện Bảo Lâm
Phía nam giáp xã Triệu Hải
Phía đông giáp huyện Đạ Hoai
Phía tây giáp xã Quảng Trị
Xã nằm ở vị trí: Từ 110 34’00 đến 110 38’00 vĩ độ bắc.
Từ 1070 30’00 đến 107033’00 kinh độ đông.
Cách trung tâm thị trấn Đạ Tẻh khoảng 12km, xã có đủ khả năng và điều kiện thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu với các vùng trong Huyện và Tỉnh.
+ Địa hình:
Xã Đạ Pal có địa hình khá phức tạp thấp dần từ bắc đến nam, được chia làm 3 dạng:
- Dạng địa hình trũng, lượn sóng.
- Dạng địa hình đồi núi bát úp, trải đều trên toàn xã.
- Dạng địa hình núi cao tập trung ở phía bắc, tây bắc của xã.
+ Khí hậu:
Xã Đạ Pal nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, lượng mưa lớn không đều tạo ra 02 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 6 – 10 hàng năm. Mùa khô từ tháng 11 – 5 năm sau. Nhìn chung khí hậu ôn hoà ít có thiên tai bão lũ, nên rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp.
+ Dân số:
Toàn xã có 718 hộ/ 2852 khẩu, trong đó 6 thôn người kinh có 434 hộ, 1717 khẩu. Tôn K’Long có 2 thôn đồng bào dân tộc thiểu số, gồm 284 hộ, 1173 khẩu. Dân số bình quân là 4 người/hộ, tuổi thọ bình quân là 65-70, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 97%/năm, tổng số người trong đô tuổi lao động là 978người, trong đó lao động nữ chiếm 49%, lực lượng lao động tại xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, một bộ phận nhỏ đa số là lực lượng thanh niên hiện đang lao động trong các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương.
+ Tài nguyên đất:
Theo kết quả điều tra và đánh giá đất đai do Sở Khoa học - Công nghệ - Môi trường tỉnh đánh giá thì xã Đạ Pal có 04 nhóm đất chính đó là:
1- Nhóm đất phụ nâu vàng trên phù sa cổ.
2- Nhóm đất phụ nâu vàng biến đổi trên phù sa cổ do trồng lúa.
3- Nhóm đất đỏ vàng trên đá phiến, đất sét.
4- Nhóm đất dốc tụ.
Các nhóm 1,2,3 được trải đều trên toàn xã, riêng nhóm 4 tập trung chủ yếu ở vùng thấp, trũng.
Đặc điểm chung của các nhóm đất trên địa bàn xã là rất thích hợp với các loại cây trồng công nghiệp dài ngày như điều, cà phê, cao su, cây ăn trái…. ở các vùng có độ dốc trung bình và vùng cao. Đồng thời cũng rất thích hợp với các loại cây ngắn ngày khác như mía, lạc, rau màu các loại ở vùng trũng thấp.
Riêng nhóm đất thứ 3 phân bố trên địa hình đồi núi cao có độ dốc lớn (trên 15o) rất phù hợp với điều kiện trồng rừng kinh tế, diện tích này chiếm hơn 80% diện tích toàn xã.
+ Tài nguyên nước:
Nguồn nước mặt trên địa bàn xã được cung cấp bởi nguồn nước từ suối Đạ Pal, Đạ Kho và nguồn nước mưa tại chỗ; Nguồn nước ngầm luôn thay đổi do phụ thuộc vào 2 mùa mưa nắng và mực nước các sông suối. Nguồn nước này được nhân dân chủ yếu khai thác để sử dụng cho sinh hoạt.
+ Tài nguyên rừng:
Rừng của xã nằm trong vùng đệm của vườn quốc gia Cát Tiên, tổng diện tích rừng của xã là 3580.88ha trong đó rừng sản xuất là 3580.88 ha. Còn lại là rừng phòng hộ và rừng trồng. Độ che phủ tại thời điểm năm 2010 là 60%. Diện tích rừng tre nứa chiếm một diện tích khá lớn rất thuận lợi cho việc khai thác chế biến các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp…
Đánh giá chung:
Xã Đạ Pal được hình thành trên cơ sở dân cư từ nhiều vùng trong cả nước về xây dựng kinh tế mới. Do vậy có nhiều nét khác nhau trong phong tục, tập quán, cũng như truyền thống lao động sản xuất. Điều đó góp phần tạo nên bản sắc riêng cho xã.
- Về tôn giáo: Phần lớn người dân trong xã không theo tôn giáo, có một bộ phận nhỏ theo đạo tin lành, thiên chúa và đạo phật.
Xã có vị trí tương đối thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm, có mật độ dân số trẻ, có khả năng tiếp thu nhanh các yêu cầu về khoa học kỹ thuật. Tiềm năng về đất đai còn lớn, có khả năng phát triển mạnh về kinh tế sau này.
4.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của xã.
+ Về nông nghiệp: Tổng diện tích đất dùng cho sản xuất nông nghiệp của xã là 925 ha.
Trong đó:
Cây dâu có 71.13 ha. Năng suất trung bình hàng năm đạt 01.25 tấn/ha/năm.
Cây lúa có 2.3 ha. Năng suất trung bình hàng năm đạt 0.5tấn/ha.
Cây tiêu có 13 ha. Năng suất trung bình hàng năm đạt 1,5tấn/ha.
Cây điều có 140.6 ha. Năng suất trung bình hàng năm đạt 0.8 tấn/ha.
Cây cà phê có 178.65 ha. Năng suốt trung bình hàng nămđạt 3 tấn (nhân)/ha.
Cây chất bột các loại chiếm 20.7 ha.
Tổng sản lượng quy thóc hàng năm đạt 1.595 tấn. Bình quân đầu người đạt 950 kg/người/năm.
+ Về chăn nuôi:
Mặc dù là vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp nhưng năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi của xã chưa cao do trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật của người dân vào sản xuất còn hạn chế, một phần do tập quán canh tác còn lạc hậu, manh mún, mặt khác còn thiếu vốn, thiếu nguyên liệu đầu vào, đầu ra cho sản phẩm. Thị trường không ổn định, thiếu nguồn nước mặt phục vụ cho tưới tiêu trong mùa khô, chưa quy hoạch được vùng nguyên liệu thức ăn gia súc.
+ Về sản xuất lâm nghiệp:
Tổng diện tích rừng của xã 3580.88 ha, Năm 2010 thực hiện chủ trương trồng rừng kinh tế, UBND tỉnh đã cho phép chuyển đổi 329.4 ha rừng nghèo kiệt sang trồng rừng kinh tế. Trong đó người dân được 329.4ha
Là xã có diện tích rừng lớn, chủ yếu là rừng nghèo, độ dốc khá cao nên rất thuận lợi cho việc cải tạo rừng và trồng rừng kinh tế.
+ Về nuôi trồng thuỷ sản:
Là địa phương có ít diện tích mặt nước (khoảng 14.88 ha) chủ yếu là mặt nước ao hồ có sẵn và nuôi đơn lẻ hộ gia đình. Nhân dân cũng đã xây dựng được một số mô hình nuôi cá, tôm càng xanh.
Khó khăn: do người dân làm tự phát và đang trong giai đoạn làm thử nghiệm, chưa có sự đầu tư hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn nên năng suất chất lượng thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao.
+ Về sản xuất tiểu thủ công nghiệp:
Lĩnh vực này của địa phương trước đây phát triển mạnh chủ yếu là chế biến các sản phẩm từ tre, nứa, mây… đã từng là nguồn thu nhập chủ yếu của nhân dân. Song mấy năm gần đây đang có chiều hướng mai một. Nguyên nhân do không quy hoạch được vùng nguyên liệu, thị trường đầu ra cho sản phẩm không ổn định, Chưa có định hướng cho phát triển lâu dài.
Là một địa phương có diện tích rừng khá lớn, số lao động nhàn rỗi cao, nhân dân có tính cần cù chịu khó, nếu được quy hoạch và định hướng cho phát triển cả đầu ra và vùng nguyên liệu chắc chắn sẽ thu hút được lượng lớn lao động tham gia.
+ Về thương mại, dịch vụ:
Lĩnh vực thương mại, dịch vụ chưa phát triển còn manh mún nhỏ lẻ. Chủ yếu là mua bán trao đổi hàng hoá nông sản và các nhu cầu thiết yếu của nhân dân.
+ Hệ thống kết cấu hạ tầng:
- Đường giao thông: Toàn xã có 39.2 km đường giao thông. Trong đó đường huyện lộ chạy dọc xã nối với trung tâm huyện dài khoảng 17.4km, các tuyến đường này đều là đường đất, chưa được đầu tư rải đá cấp phối, rất khó khăn cho việc giao thông đi lại của nhân dân.
- Thuỷ lợi: Hệ thống thuỷ lợi được xác định là một trong những động lực cơ bản để phục vụ cho sản xuất, nâng cao đời sống dân sinh góp phần phát triển KTXH của địa phương. Song tới giờ vẫn chưa có hệ thồng thủy lợi.
- Hệ thống điện: Hệ thống điện lưới quốc gia đã phủ kín 100% thôn. Với 99%% số hộ được sử dụng điện.
- Hệ thống nước: Xã có một hệ thống nước tự chảy cung cấp cho vùng đồng bào dân tộc, chủ yếu là dùng để sinh hoạt.
- Hệ thống thông tin: Xã có một điểm bưu điện văn hoá, toàn xã đã được phủ sóng điện thoại di động. Có khoảng 90% số hộ đân được sử dụng điện thoại, xã có một trạm truyền thanh không dây./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét